21 tuổi, bạn bè đã bắt đầu lên kế hoạch cho đồ án hoặc vội vàng đi tìm chỗ thực tập, còn tôi, tất cả những gì tôi có vào năm 21 tuổi là quyết định buộc thôi học.
Tôi mãi mãi không bao giờ quên cái ngày tôi bị gọi lên văn phòng viện để nhận quyết định đình chỉ học. Về lý mà nói, việc này xảy ra cũng chỉ là sớm muộn, sau 3 lần bị cảnh cáo học tập tôi cũng thấy chán lắm rồi. Nhưng biết trước là một chuyện, đến khi trải qua lại là một cảm giác hoàn toàn khác. Tôi không biết mình đã rời khỏi văn phòng khoa như thế nào, chỉ nhớ là trong đầu mình là một mớ lộn xộn trộn lẫn, sụp đổ, xấu hổ, thất vọng, hoang mang.

Phải đối mặt thế nào với bạn bè? Phải ăn nói ra sao với bố mẹ ở quê? Ngay cả sắp tới có dự định thế nào tôi cũng không biết nữa. Mang tiếng là đỗ Bách Khoa, nhưng cuối cùng lại bị đuổi học. Tôi cảm thấy cuộc đời mình như sắp kết thúc đến nơi, không gì cứu vãn nổi nữa. Tôi không bình tĩnh được như những gì đã dự liệu. 21 tuổi, bạn bè có đứa đã bắt đầu lên kế hoạch cho đồ án sắp tới, có đứa đã vội vàng đi tìm nơi thực tập, còn tôi, tất cả những gì tôi có vào năm 21 tuổi là quyết định buộc thôi học.
Học nghề gì cũng được, miễn là có cái nghề. Nhưng tôi không có nhiều tiền đến thế để đăng ký học các khóa ở trung tâm.
Không đến trường, mấy ngày đầu tiên tôi ở lì trong phòng trọ, lướt mạng xã hội qua ngày, tôi cũng không biết mình đang tìm kiếm điều gì nữa. Tôi chỉ thấy trong lòng trống rỗng. Nhưng cứ thế này mãi thì không ổn, không đi học thì đi làm, nhưng bỏ ngang thế này, làm sao tôi có thể kiếm được một công việc ổn định, rồi tương lai tôi sẽ lại bế tắc một lần nữa với cái cảnh chật vật vì tiền ư? Có người khuyên tôi thi lại lần nữa. Có người khuyên tôi học một cái nghề khác, nghề gì cũng được, miễn là có cái nghề. Bất chợt, tôi nghĩ đến cái ước mơ từ lâu lắm rồi của mình, lập trình. Vào cái năm điền nguyện vọng thi đại học, tôi cũng từng cân nhắc ngành công nghệ thông tin, nhưng cuối cùng lại không chọn. Hay là bây giờ tôi học lại lập trình?
Bắt đầu lại bao giờ cũng đầy khó khăn, nhưng nếu không thử thì đến cơ hội cũng chẳng thể nhìn thấy chứ đừng nói là chạm tay vào. Tôi tự nhủ với mình rằng ai rồi cũng phải trải qua thất bại, sai lầm, quan trọng là làm thế nào để vực dậy bản thân khỏi cái hố tuyệt vọng mà tôi đã sa đà quá lâu. Và thế là tôi quyết định theo đuổi lại ước mơ ngày trước của mình. Tôi bắt đầu bằng việc tự học qua các video online trên Youtube, trên Udemy. Phải đến lúc học mới biết, kiến thức lập trình dù chỉ cấp sơ đẳng thôi cũng đủ khiến tôi thấy ngộp thở vì quá nhiều. Suốt nhiều tháng liền, cho dù có bỏ ra 8 tiếng mỗi ngày để học, để tìm hiểu và nghiền ngẫm thì tôi vẫn cảm thấy, dường như quyết định theo lập trình đang là quá sức đối với mình. Tôi cũng đăng ký tham dự các sự kiện, talkshow để nghe chia sẻ về công nghệ thông tin và lập trình. Có nhiều trung tâm đào tạo cho người mới như tôi, nhưng tôi không có nhiều tiền đến thế để đăng ký khóa của họ.
“Đầu tư vào học viên”
Rồi tôi tìm thấy CODELAB – một trong những trung tâm đào tạo về lập trình. Biết được câu chuyện của tôi, anh Phương – founder của CODELAB – đã đề xuất với tôi một ý tưởng: tôi có thể đăng ký học khóa lập trình CODELAB mà không cần đóng học phí ngay. Nghe thì có vẻ hấp dẫn đấy nhưng khó tin quá, lúc đó tôi cũng không mấy tin tưởng lắm, không ngần ngại gì, tôi thẳng thắn bày tỏ quan điểm của bản thân. Nghe câu trả lời từ anh Phương, tôi lại ngạc nhiên thêm một lần nữa, “Đây là cách bên anh đầu tư vào học viên”. Hóa ra, không phải tôi KHÔNG cần đóng học phí mà là CHƯA cần đóng ngay lập tức, chỉ tới khi tôi tốt nghiệp, nhận được chứng chỉ khóa học, khi tôi bắt đầu đi làm và có lương thì tôi mới bắt đầu tiến hành thanh toán học phí. Đầu tư vào tôi ư, liệu tôi có làm được không?
Thế là tôi đăng ký học, với quyết tâm và hy vọng “đổi đời”. Là một người mới, có lẽ con đường trở thành lập trình viên của tôi gồ ghề hơn người khác rất nhiều. Chênh lệch về lối tư duy, chênh lệch về kiến thức, chênh lệch về cách nhìn nhận vấn đề, đó là những gian nan mà tôi gặp phải khi bắt đầu đi học. Đã đâm lao thì phải theo lao, tôi luôn tự bảo chính mình rằng, “Mày không được phép nản, mày đã thất bại một lần rồi”. Thật ra, so với sự bế tắc khi gặp phải vướng mắc mà không ai giải đáp, gặp phải khó khăn không biết làm tiếp thế nào, thì ở CODELAB, nơi có những con người cùng chung niềm đam mê công nghệ thông tin, từng câu hỏi thắc mắc của tôi đều được mọi người phân tích kỹ càng, mỗi bước đi sai đều sẽ được chỉ rõ để định hướng lại. CODELAB dạy tôi rất nhiều về cách tư duy code, điều mà không một video có sẵn nào trên mạng dạy cả. Tôi được học về tư tưởng clean code – nguyên tắc hàng đầu của nghề lập trình.
Ngay từ khi lựa chọn tôi cũng đã tìm ra đáp án rồi, tôi thuộc về lập trình.
Dần dần, tôi cũng kiên trì học được hết khóa học của CODELAB. Trước khi tốt nghiệp, CODELAB có tổ chức cho học viên chúng tôi vài buổi trò chuyện trao đổi về định hướng và tư vấn nghề nghiệp trong tương lai. Tôi bày tỏ mong muốn tiếp tục theo lập trình, thực ra ngay từ khi lựa chọn tôi cũng đã tìm ra đáp án rồi, tôi thuộc về lập trình. Vài ngày sau tôi nhận được email offer từ 1 công ty, tôi có một công việc chính thức đầu tiên trong đời. Mức lương khởi điểm mà tôi được offer là 8 triệu đồng. Ngày đầu tiên nhận lương, tôi vui lắm, tôi dành ra 3 triệu đồng để trả góp học phí tháng đầu tiên. Mỗi khi tôi nghĩ về CODELAB, nhiều hơn cả trách nhiệm trả khoản nợ học phí là sự biết ơn. Bởi không có CODELAB “dám” đầu tư thì sẽ không có tôi của ngày hôm nay.


Sau hơn 3 năm làm việc, tôi trở thành Technical Leader với lương cơ bản khoảng 24 triệu mỗi tháng. Phải đến lúc này nhìn lại, tôi mới thấy mình của hiện tại và mình của vài năm trước khác nhau nhiều đến mức nào. Một người ở tận cùng dưới đáy của tuyệt vọng, một người tràn đầy hy vọng và tin tưởng vào một tương lai sẽ thành công.
Bài chia sẻ của bạn G – cựu học viên CODELAB
2 Comments