1. Luôn viết mã sạch
“Mã sạch” (clean code) là một yêu cầu bắt buộc và là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu để đánh giá trình độ của một lập trình viên. Có thể hiểu “clean code” nghĩa là cách mà lập trình viên trình bày các dòng code của mình sao cho vừa chạy được chương trình vừa dễ đọc. Trên thực tế, đa phần các dự án công nghệ thường dựa trên việc hợp tác thực hiện của nhiều người, mỗi đoạn code do mỗi lập trình viên viết ra không chỉ dành cho riêng họ mà còn dành cho tất cả các thành viên khác trong đội nhóm. Một đoạn code tối ưu là một đoạn code khiến người khác có thể đọc hiểu được.
2. Nghĩ trước khi code
Song song với lối tư duy clean code là yêu cầu về sự cẩn thận, chắc chắn khi tiến hành viết code. Việc vội vàng bắt tay ngay vào code ngay khi được giao nhiệm vụ có thể gây ra nhiều sự cố và hậu quả. Đó có thể là dính vài bug nhỏ nhưng thậm chí cũng có thể nghiêm trọng tới mức buộc phải hủy toàn bộ chương trình đã thực hiện để viết lại từ đầu. Vì vậy, trước khi viết code, lập trình viên cần phải có tư duy đúng đắn và suy nghĩ thật kỹ càng, như vậy sẽ dễ dàng đưa ra giải pháp tốt hơn, viết chương trình ít lỗi hơn.
3. Code có tâm
Trong lập trình, code không phải cứ chạy được là xong, người viết cần phải chăm chút cho các dòng code sao cho thuận tiện cho các công việc về sau. Bởi một chương trình không bao giờ chỉ có một phiên bản duy nhất. Theo thời gian, công nghệ được cập nhật thì yêu cầu của người dùng cũng tăng lên, các chương trình sẽ phải liên tục sửa lỗi, phát triển các tính năng. Việc viết code sạch giúp ích rất nhiều cho các công đoạn về sau. Nếu ngay từ đầu, chất lượng code đã được đảm bảo kỹ càng thì tới khi sửa lỗi, bảo trì hay phát triển thêm sẽ thuận tiện hơn rất nhiều do lỗi ít hơn, giảm thiểu hao phí, chất lượng được cải thiện.
4. Luôn chủ động
Chủ động tự học là một trong những kỹ năng cần thiết nhất đối với tất cả mọi ngành nghề. Ở CODELAB, học viên không chỉ đơn thuần là đến để “học” một cách thụ động, lắng nghe và tiếp thu kiến thức. Hơn thế, họ đến để trải nghiệm, để nhập vai trở thành kỹ sư phần mềm, tất cả các học viên đều trực tiếp thực hành ngay sau khi tiếp thu các kiến thức đã học. Nếu không chủ động tự học, trau dồi, tìm tòi và thực hành, rất nhanh thôi bạn sẽ trở thành kẻ tụt hậu giữa thời đại công nghệ thông tin phát triển và thay đổi chóng mặt.
5. Có trách nhiệm
Dù là ai, làm nghề nào thì cũng cần có đạo đức nghề nghiệp. Việc bạn có trách nhiệm đến đâu thể hiện bạn là người chuyên nghiệp đến đâu. Mỗi một lập trình viên cần tận tâm, chăm chút tới từng dòng code, từng câu lệnh của mình. Trách nhiệm của người kỹ sư phần mềm không chỉ là trách nhiệm với bản thân mà còn là trách nhiệm với sản phẩm làm ra và trách nhiệm với cộng sự. Khi bạn còn là học viên, sự cẩu thả có lẽ sẽ chỉ gây ảnh hưởng đến chính mình; nhưng tới khi bạn làm việc cho rất nhiều dự án hợp tác, phạm vi ảnh hưởng của nó sẽ rộng ra rất nhiều, tới mức gây ảnh hưởng đến toàn thể một đội nhóm, thậm chí là cả doanh nghiệp.
6. Sẵn sàng chia sẻ
Chia sẻ trong công việc là vừa giúp người khác giải quyết vấn đề, vừa giúp bản thân tiến bộ. Trong quá trình theo học ở CODELAB, mọi vấn đề, vướng mắc của học viên đều sẽ được giải đáp. Điều đặc biệt ở đây, không chỉ các mentor có thể giải đáp thắc mắc cho bạn mà chính bản thân các học viên cũng luôn sẵn sàng thảo luận trước các vấn đề để cùng đưa ra giải pháp, giúp đỡ lẫn nhau. Thông qua việc hợp tác trong các dự án nhóm, chia sẻ và học hỏi kiến thức, học viên sẽ rèn luyện được cả kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp ở nơi công sở.
3 Comments